
Khả năng kiểm soát cảm xúc là một chỉ số quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh, các mối quan hệ và cuộc sống nói chung. Có bao giờ bạn thử sử dụng nó chưa? Nếu chưa thì hãy thử ngay đi nhé!.
Chúng ta dành rất nhiều thời gian ở trường trong suốt cuộc đời của mình, chăm chỉ học tập, nhồi nhét và viết các bài kiểm tra, tất cả đều nhằm mục đích trở thành những con người thông minh hơn về mặt kiến thức nhưng về cảm xúc, làm thế nào để trở nên thông minh hơn? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của mình? Nếu bạn giống như một người bình thường, câu trả lời có lẽ là: “Ừm, không nhiều.”
Điều đó thật không tốt.Vì sao bạn biết không? Bởi vì theo các nhà nghiên cứu từ Rutgers, có 19 cách kiểm soát cảm xúc đóng góp vào lợi nhuận trong bất kỳ tổ chức làm việc nào. Khả năng kiểm soát cảm xúc hướng dẫn chúng ta cách để đối phó với người khác: để hiểu cảm xúc của họ, cũng như của chính chúng ta. Điều này cực kỳ quan trọng trong các ngành như tiếp thị, nơi phản ứng cảm xúc của khách hàng đối với quảng cáo hoặc màn hình có thể tạo nên sự khác biệt giữa việc họ mua hàng hoặc bỏ đi. Nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc còn ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta, từ khả năng bán hàng, khả năng kết nối cộng đồng, đến cách chúng tiến xa hơn trên nấc thang sự nghiệp (hoặc không).

Như chuyên gia lãnh đạo Gordon Tredgold đã viết gần đây cho Huffington Post: Chúng ta được thăng chức nhờ IQ và bị sa thải vì thiếu EQ.
Hãy xem, năm thủ thuật siêu đơn giản này sẽ giúp bạn mài giũa khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và tận hưởng tất cả những lợi ích mà nó mang lại:
1. Giữ bình tĩnh
Các nhà nghiên cứu người Ý đã phát hiện ra rằng những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp là những dấu hiệu rõ ràng về sự căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta đối phó với các tình huống có vấn đề. Trước khi mất bình tĩnh, hãy đi dạo bên ngoài để hít thở không khí trong lành, hoặc vào nhà vệ sinh và rửa mặt bằng nước lạnh. Đừng dễ dàng khuất phục trước những yếu tố gây căng thẳng.
2. Đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận
Bất cứ ai cũng có thể là một nguồn căng thẳng lớn với bạn, thúc đẩy phản ứng, cảm xúc tiêu cực của bạn. Thông thường, đó là ý kiến, đánh giá không tốt, yêu cầu và đòi hỏi mà bạn cảm thấy quá mức của người khác. Khi đồng nghiệp, cấp trên, nhà đầu tư hoặc thậm chí là đối thủ cạnh tranh khó chịu với bạn, hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ quan điểm của người đó, xem xét nó từ mọi góc độ. Biết đâu bạn đang suy nghĩ sai lệch về đối phương? Hãy lùi lại một bước và suy nghĩ về động cơ có thể có của người đó trước khi có những phản ứng thái quá.
3. Tập đưa ra các tình huống và dự phòng các biểu hiện cảm xúc có thể có
Tâm lý học ngày nay định nghĩa khả năng kiểm soát cảm xúc là khả năng xác định và quản lý cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của người khác. Bạn có thể quản lý cảm xúc của mình tốt đến mức nào nếu bạn chưa bao giờ chuẩn bị cho những gì tiếp theo? Trở nên cáu kỉnh, xả nỗi bực tức ngay lập tức là một công thức chắc chắn cho những phản ứng cảm tính. Thay vào đó, hãy bắt đầu dự đoán các kết quả tiềm năng mỗi khi bạn đưa ra quyết định, ngay cả khi một số điều có vẻ hơi khó khăn. Hãy tưởng tượng bạn sẽ phản ứng thế nào với từng người, từng tình huống để bạn không hoàn toàn bị đưa vào thế bị động. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng ngay cả khi kết quả không như bạn dự đoán, bạn vẫn có thể xử lý từng vấn đề và suy nghĩ nhanh hơn!
4.Hãy dứt khoát
Thách thức những thói quen xấu của bạn là chìa khóa để phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc. Bạn có xu hướng sử dụng ngôn ngữ thụ động để phòng ngừa rủi ro và tự bảo vệ mình không? (Chẳng hạn bạn sử dụng các mẫu câu nói như: “Mẫu này được hoàn thành bởi …” hay “Các chính sách mới đã được đưa ra …”, v.v.). Ngôn ngữ thụ động vốn đã yếu, cho dù bằng văn bản hay bằng lời nói; trên thực tế, thể bị động có nghĩa đen là kể câu chuyện về những gì đã xảy ra với bạn. Mọi thứ xảy ra với bạn hay bạn là một thế lực khiến mọi thứ xảy ra? Để thể hiện trí tuệ cảm xúc, hãy tập trung làm nổi bật những hành động đã được thực hiện. Chẳng hạn như bạn sẽ nói: “Tôi đã hoàn thành mẫu đơn”, “Công ty chúng tôi giới thiệu các chính sách mới”. Hãy dứt khoát, chủ động và cho khách hàng, các bên liên quan và thế giới thấy khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn.
5. Truyền những cảm xúc tích cực cho mọi người
Một khía cạnh quan trọng của khả năng kiểm soát cảm xúc, theo định nghĩa của Tâm lý học ngày nay, là khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Khi một đồng nghiệp đến gặp bạn trong trạng thái căng thẳng, hoảng sợ, họ có bình tĩnh lại không hay họ sẽ trở nên trầm trọng hơn? Cho dù trong mối quan hệ thân thiết, cá nhân, mối quan hệ nghề nghiệp hay tương tác với người lạ, cách bạn đối phó và ảnh hưởng đến người khác nói lên rất nhiều điều về khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn. Hãy cố gắng để mỗi người mà bạn tương tác ở trạng thái tốt hơn.
Để lại một phản hồi