
99% những suy nghĩ trong đầu bạn là vô ích, nhưng chúng lại đang khống chế cuộc sống của bạn.
Tôi không biết bạn là ai, nhưng có một điều tôi rất chắc chắn về bạn: Bạn dành quá nhiều thời gian ngồi ì trong tâm trí của mình.
Suy nghĩ, lo toan, phiền muộn, sợ hãi – đưa ra bất kì động từ nào bạn muốn. Tôi gọi đó là tâm trí bị tràn dư với quá nhiều thứ.
99% những suy nghĩ trong đầu bạn là vô ích. William James diễn tả rất hay như thế này: “Quá nhiều người cho rằng họ đang suy nghĩ, nhưng thực tế họ chỉ đang sắp xếp lại các thành kiến vốn tồn tại trong đầu.”
Cả cuộc đời tôi luôn bị hấp dẫn bởi những điều mang tính thực tế cao: Triết học thực tế, kiến thức thực tế, sách dạy những điều thực tế, các thành phẩm mang tính thực tế, và những lời khuyên thực tế.
Tôi có suy nghĩ đó từ khi biết đến Pragmatism (tạm dịch là “tính thực tế”), một đường lối triết học bắt đầu từ thế kỉ 19 ở Mỹ. Giáo sự Charles Sanders Peirce của trường Harvard được cho là cha đẻ của nhánh triết học này.
Nhưng William James, một nhà vật lý học và nhà triết học, mới đưa ra định hướng đúng đắn nhất cho triết học Pragmatism.
Khi bàn về suy nghĩ, lo âu và phiền muộc, Willilam James đã nói, “Vũ khí tốt nhất chống lại lo âu chính là khả năng lựa chọn một suy nghĩ đúng đắn nhất.”
Triết học Pragmatism tin rằng tâm trí là một dụng cụ. Tâm trí của bạn phải giúp bạn, chứ không phải là ngược lại. Chỉ những người không có khả năng làm chủ được tâm lý của họ mới cho rằng đó là điều không thể.
Họ thường nói: “Tôi không thể không nghĩ tới những điều đó.”
Nhưng bạn có thể, nếu bạn chịu luyện tập. Làm chủ tâm trí là một kĩ năng.
Nói một cách khác: Bạn có thể quyết định mình muốn nghĩ gì. Hoặc bạn có thể chọn không nghĩ gì cả.
Và đó là điều quan trọng và thực tế nhất mà bạn có thể học trong cuộc sống. Trước khi tôi sỡ hữu kĩ năng làm chủ tâm trí, tôi thường dành hàng giờ trong đầu mình.

Hãy nghĩ về việc bạn suy nghĩ nhiều đến mức nào:
“Không biết sếp nghĩ gì về mình?”
“Nhỡ mình không được việc và bị đuổi khỏi công ty thì sao?”
“Cô ấy có thích mình không?”
“Chắc anh ấy chẳng quan tâm gì tới mình đâu.”
“Mình chỉ có thể thất bại thôi.”
“Tại sao cuộc sống của mình tồi tệ thế này?”
“Tại sao cuộc đời mình lại suôn sẻ hơn hẳn những người khác?”
“Nhỡ mình bị ung thư thì sao?”
“Mình không thể thích thú công việc đang làm. Liệu mình có vấn đề gì không?”
“Mình chẳng thể hoàn thành bất kì thứ gì. Tại sao lại thế này?”
Và cái danh sách đó cứ dài ra mãi. Tất cả những suy nghĩ đó đều vớ vẩn. Những điều trên là câu trả lời nhiều người đưa ra khi tôi hỏi họ đang lo lắng vấn để gì.
Liệu những suy nghĩ đó đem lại cho bạn điều gì? Sự tội lỗi, giân dữ và hứng chịu.
Tôi chỉ có một câu hỏi cho bạn thôi: Thực tế thì những suy nghĩ của bạn có lợi ích gì?
Tôi đang chờ bạn trả lời đây. Vẫn không trả lời được? Đấy chính là vấn đề.
99% những suy nghĩ trong đầu bạn là vô ích.
Vậy thì những suy nghĩ thế nào mới là hữu dụng?
1. Suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề. Vấn đề cũng giống như là một câu hỏi chưa được trả lời. Sử dụng trí não và suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề đi. Tôi chắc chắn có quá nhiều vấn đề trên thế giới.
2. Học hỏi và hiểu thêm kiến thức. Điều đó có nghĩa là: Hãy cố gắng tiếp thu kiến thức và suy nghĩ về việc áp dụng kiến thức để cải thiện cuộc sống, nghề nghiệp, công việc, các mối quan hệ…
Chỉ vậy thôi. Bạn có thể bỏ rơi hết những suy nghĩ còn lại.
Nếu bạn suy nghĩ không ngừng nghỉ, đó là vì bạn chưa luyện tập trí não. Bạn phải thoát ra khỏi chính tâm trí của mình.
Nếu không, bạn sẽ điên lên mất. Tất cả mọi người cũng sẽ thế.
Hơn nữa, có thể bạn đang suy nghĩ quá nhiều và không quan tâm đến nhiều thứ khác trong đời. Bạn có tận hưởng ánh mặt trời sáng nay khi thức dậy không? Hay là những hạt mưa? Bạn có chú ý mùi cà phê bạn vừa uống? Hay là sự ngon miệng của bữa sáng?
Nếu câu trả lời là không, bạn nhất định phải thoát ra khỏi tâm trí ngay đi. Ngừng suy nghĩ và bắt đầu cảm nhận nhiều hơn.
Bạn chắc hẳn đang nghĩ: “Làm cách nào để tôi ngừng nghĩ về những điều vô ích?”
Nhận thức.
Nhận thức chính là nơi bắt đầu. Mỗi khi bạn bắt đầu rơi vào suy nghĩ, hãy để nhận thức đánh dấu thời điểm đó. Quan sát tâm trí của bạn. Bước ra khỏi tâm trí và chú ý đến những điều vô ích mà bạn thường xuyên nghĩ đến.
Đừng đánh giá. Đừng nghĩ rằng bản thân mình ngu muội. Nếu bạn làm thế, bạn lại đang suy nghĩ nữa đấy.
Điều bạn cần làm là nhắn nhủ bản thân mình: “À, đó là một ý nghĩ thú vị. Giờ thì quay lại với thực tế thôi.”
“Nếu bạn có thể thay đổi tâm trí của mình, bạn chắc chắn có thể thay đổi cuộc đời.'” – William James
Bạn đã quay lại với thực tế chưa? Đôi mắt bạn có đang lướt qua những dòng chữ trên màn hình không? Bạn có cảm nhận được chiến điện thoại trong tay mình không? Bạn có đang nghĩ về cách để áp dụng những thông tin này trong cuộc sống không?
Tuyệt vời! Bạn đang sử dụng tâm trí đấy. Hãy tiếp tục như vậy nhé.
Bởi vì tôi có thể nói một điều chắc chắn thế này: Tâm trí của bạn chính là công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể có.
CTV biên dịch và tổng hợp.